Thị trường Đông Nam Á đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong thập kỷ qua để trở thành khu vực kinh tế trọng điểm. Theo dữ liệu của Ban thư ký Đông Nam Á, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tổng hợp của khu vực này đạt 2,76 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 đã đưa nó trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Với dự báo tăng trưởng hàng năm khoảng 5%, ASEAN dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư vào năm 2030.
Cụ thể, nhận thức cao về sức khỏe và lối sống đô thị cũng được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu chi tiêu cho các thiết bị gia dụng nhỏ hiện đại, ví dụ như máy lọc không khí, quạt điện, bàn chải đánh răng điện, máy pha cà phê tự động và máy hút bụi cầm tay, … Trong giai đoạn 2012-2017, tổng doanh số bán lẻ thiết bị gia dụng ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan được thúc đẩy với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,7% và doanh thu lên tới 94,3 triệu chiếc vào năm 2017. Dự kiến những thị trường này sẽ đạt 121,4 triệu chiếc trong năm 2022.
Bài nghiên cứu này sẽ giúp người đọc khám phá ra tiềm năng xuất khẩu tại các thị trường ASEAN được chọn (Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore) qua việc đánh giá cấu trúc bán lẻ và các kênh phân phối đồng thời cung cấp hướng dẫn cho các chiến lược tiếp thị và thâm nhập thị trường tối ưu.
Động lực tăng trưởng thị trường và xu hướng sản phẩm
Đô thị hóa làm thay đổi lối sống, tăng sự tiêu dùng nội địa đồng thời kết hợp với việc liên tục cắt giảm các rào cản thương mại là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng đồ gia dụng nhập khẩu và thiết bị gia dụng nhỏ ở ASEAN.
Việc dễ dàng truy cập thông tin sức khỏe và theo dõi sức khỏe đã khiến cuộc sống lành mạnh trở thành trọng tâm chính trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị nấu nướng an toàn và vật dụng tiếp xúc với thực phẩm, bộ lọc nước, máy lọc không khí, máy xay và máy trộn tăng cao. Thêm nữa, các thiết bị gia dụng đa chức năng sáng tạo và tiện lợi, chẳng hạn như nồi hấp 4 trong 1, máy rửa bát tích hợp sẵn bồn rửa và nồi lẩu có chảo nướng, ...là những phát minh đáng mong đợi để giúp người dùng tận dụng tốt hơn, đặc biệt là không gian căn nhà bị hạn chế.
Giá điện ngày một tăng cao hơn dẫn đến nhận thức về cuộc sống tiết kiệm ngày càng tăng. Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị tiết kiệm năng lượng hơn.
Các kênh phân phối thiết bị gia dụng
Các kênh phân phối của thiết bị gia dụng cũng rất đa dạng, từ cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng đồ dùng gia dụng đến cửa hàng chuyên gia thiết bị điện, …
Cửa hàng đồ nội thất và đồ gia dụng
Mặc dù đồ nội thất chiếm ưu thế nhưng các cửa hàng này cũng bán kiêm nhiều loại hàng gia dụng, từ đồ dùng nhà bếp, phụ kiện phòng tắm đến bộ đồ ăn, và các phụ kiện trang trí nội thất góp phần tạo nên sự đa dạng trong nguồn hàng thu hút người tiêu dùng.
Cửa hàng đồ trang trí và phụ kiện gia đình
Không giống như các cửa hàng nội thất, các cửa hàng phụ kiện và đồ trang trí gia đình tập trung nhiều hơn vào phân khúc đồ gia dụng có kích thước nhỏ hơn. Mọi người có xu hướng thay đổi các phụ kiện và đồ trang trí trong nhà thường xuyên hơn đồ nội thất thông thường để mang lại những sự mới mẻ độc đáo trong chính không gian sống của mình.
Cửa hàng bách hóa
Một số cửa hàng bách hóa đã chuyển đổi từ trưng bày thương hiệu sang các loại phong cách sống trên các danh mục sản phẩm như mỹ phẩm, quần áo, sản phẩm gia dụng, v.v. Sự cạnh tranh với các cửa hàng đơn thương hiệu của địa phương và trên toàn cầu đang thúc đẩy những cửa hàng này hợp tác với các thương hiệu mới nổi để mang đến nhiều loại sản phẩm độc đáo thu hút người tiêu dùng.
Chuỗi các siêu thị
Các chuỗi siêu thị là nơi chứa được rất nhiều loại hàng hóa khác nhau từ đồ gia dụng, thực phẩm đến quần áo và phụ kiện. Mô hình kinh doanh này tập trung vào bán hàng số lượng lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp.
Chuỗi các siêu thị
Mặc dù việc sử dụng chuỗi các siêu thị là một kênh hiệu quả để tiếp cận những người dân ở khu vực ngoại thành nhưng các công ty lớn như AEON và Lotte buộc phải cân nhắc về mô hình kinh doanh của mình để cạnh tranh với kênh mua sắm trực tuyến.
Nền tảng mua sắm trực tuyến
Các quốc gia có hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất hơn (như Malaysia và Thái Lan) đã tạo ra cơ hội phát triển tốt đối với kênh mua sắm trực tuyến. Indonesia có tiềm năng thương mại điện tử mạnh mẽ trong dài hạn do tầng lớp trung lưu lớn và đang phát triển nhanh chóng và thị trường tiêu dùng trẻ.
Nền tảng mua sắm trực tuyến
Hiện tại, không có quốc gia nào có nền tảng trực tuyến nào chiếm hơn 20% thị phần ở bất kỳ quốc gia nào. Những nền tảng trực tuyến trong khu vực ASEAN cho đến hiện tại bao gồm: rao vặt (Mudah và OLX), C2C (Tarad, Tokopedia, Bukalapak, Shopee), B2C (Lazada) và các trang web riêng của các thương hiệu (indexlivingmall.com, powerbuy.co.th.và H&M Home). Các nhà bán lẻ như Central Group và MAP Group cũng đã tạo ra các nền tảng trực tuyến của riêng họ để thu hút người dùng.
Cửa hàng chuyên về thiết bị điện
Những nhà bán lẻ chuyên về thiết bị điện vẫn là kênh phân phối hàng đầu cho thiết bị gia dụng và tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng và chương trình trả góp là những yếu tố quyết định mua hàng chính của người tiêu dùng.
Khi tần suất mua sắm trực tuyến gia tăng nhanh chóng, phương thức bán lẻ này dự kiến sẽ phát triển mở rộng thêm các cổng bán hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhà giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Các phương pháp tiếp cận thị trường
Bên cạnh việc vận hành các cửa hàng tự sở hữu và nhượng quyền, các phương thức thâm nhập vào thị trường ASEAN ngày càng trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn đối với đồ gia dụng và thương hiệu gia dụng nhập khẩu. Lựa chọn kênh phân phối là một công đoạn quan trọng của việc xây dựng lợi thế cạnh tranh; thông qua việc cân nhắc xem xét khả năng cung cấp vị trí và phạm vi tiếp cận, kỹ năng và nguồn lực, chi phí quản lý và mức độ kiểm soát của kênh phân phối được xác định từ đầu.
Nhượng quyền thương mại
Một số nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình và phụ kiện đã mở thêm chi nhánh cửa hàng tại các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á trong khi những người khác mở rộng thông qua nhượng quyền thương mại. IKEA và Index Living Mall là những nhà nhượng quyền lớn trong lĩnh vực này. Các thương hiệu có mức độ nhận diện thương hiệu hợp lý, mô hình kinh doanh đã được chứng minh, hồ sơ doanh thu tốt và hỗ trợ đầy đủ cho bên nhận quyền có thể coi nhượng quyền thương mại như một phương tiện mở rộng ra nước ngoài.
Tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng trên mạng lưới xã hội
Với sự ra đời của công nghệ mới nổi, các thương hiệu không còn cần phải chỉ dựa vào các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngày nay, nhiều thị trường trực tuyến như Lazada, Shopee và Amazon cũng mang đến cho các nhà phân phối nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra Facebook, Instagram cũng là những nền tảng tiềm năng để phân phối sản phẩm.
Bán hàng thông qua bên trung gian
Bên trung gian thường là các đại lý hoặc nhà phân phối tại địa phương. Hình thức này cho phép các nhà cung cấp thâm nhập bán lẻ mà không cần tốn kém chi phí cho nguồn nhân lực hay chi phí quản lý xây dựng kênh bán hàng. Bởi bên trung gian sẽ hỗ trợ vấn đề vận chuyển giao hàng, thủ tục hải quan và quản lý hàng tồn kho cũng như sự hiểu biết rõ tâm lý người tiêu dùng tại địa phương họ.
Eco248.com - Siêu thị máy lọc nước Online lớn nhất Việt Nam - An tâm trọn đời !
Công ty Cổ phần Eco248 Global
Địa chỉ: Lô 11 ô DV 11 Tây Nam hồ Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Liên hệ mua hàng: 024.999.59.333
Hợp tác kinh doanh: 039.697.1236
Email: hotro@eco248.com
Fanpage: https://bit.ly/3cmoSg1
Tag :
Danh mục tin
Tin Liên Quan